Bạn nào mà còn chưa biết VPS là gì, thì đọc ngay bài viết Tìm hiểu về VPS trước khi bắt đầu nhé!
Nội dung bài viết của chúng ta bao gồm các phần:
- Hướng dẫn chọn mua VPS
- Dựng VPS căn bản
- Cài đặt các phầm mềm cần thiết
- Tôi ưu VPS và các phần mềm liên quan
1. Hướng dẫn chọn mua VPS
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp VPS khác nhau, cả trong và ngoài nước. Về cơ bản các nhà cung cấp nước ngoài có chất lượng VPS tốt hơn, hiệu năng cao, giao diện trực quan, dễ sử dụng, chi phí tính theo giờ. Còn các nhà cung cấp trong nước thì support tốt hơn, không giới hạn băng thông trong nước nhưng chất lượng kém hơn và khó sử dụng hơn.
Một số nhà cung cấp VPS nước ngoài uy tín: Vultr, Linode, DigitalOcean, Google Cloud, Amazon AWS …
Một số nhà cung cấp VPS trong nước: ViettelIDC, VDC VNPT…
Về việc đánh giá chi tiết ưu nhược điểm của từng nhà cung cấp thì mình sẽ có bài so sánh sau. Bình thường mình hay dùng nhất là dịch vụ High Frequency Compute của Vultr vì chi phí rẻ, hiệu năng cao, dễ dàng sử dụng.
Bước 1. Đăng ký tài khoản
Các bạn truy cập website Vultr rồi chọn Sign Up để đăng ký tài khoản:
Bước 2. Tạo Server mới
Trước khi tạo Server bạn cần nhập thông tin thanh toán ở mục Billing và nạp vào số tiền nhất định nhé!
Các bạn vô mục Product, nhấn vào dấu + để thêm server, chọn mục High Frequency
Tiếp theo các bạn chọn vị trí đặt Server, nên chọn Singapore, hoặc Tokyo, Seoul, Hongkong để website của bạn truy cập từ Việt Nam sẽ nhanh hơn.
Hệ điều hành thì tuỳ bạn chọn, mình hay dùng CentOS, bản mới nhất là CentOS 8 64 bit
Gói dịch vụ bạn dùng theo nhu cầu, với website WordPress thông thường tầm 500 người online tối đa thì có thể chọn gói 12$/ 1 tháng, 64GB SSD, 2G RAM
Cuối cùng bạn đặt tên cho server và nhấn Deploy đợi khoảng vài phút, hệ thống sẽ khởi tạo xong Server cho bạn
Bước 3. Hoàn thành
Menu điều khiển của VPS sau khi khởi tạo
Ngoài các thông số của VPS và các nút điều khiển,tắt, bật, huỷ server bạn cần quan tâm nhất đó là địa chỉ IP và mật khẩu của server
Bây giờ server đã chạy bạn có thể dùng các công cụ Putty và WinSCP đối với Window hoặc Zoc và CyberDuck để truy cập Terminal và quản lý File thông qua SSH
Bạn nên đổi lại mật khẩu root cho dễ nhớ và an toàn hơn. Bạn nào chưa biết cách đổi thì xem hướng dẫn đổi mật khẩu người dùng linux
2. Build VPS Server
Sau khi mua VPS chúng ta sẽ nhận được một Server mới tinh, chưa có gì cả. Do đó chúng ta cần phải cài đặt phần mềm mới có thể chạy website được.
Một số phần mềm tiện ích:
Cập nhật:
yum update -y
Nén và giải nén file zip
yum install zip unzip
Nano trình soạn thảo văn bản
yum install nano
Xem tiến trình đang hoạt động htop
yum install htop
Để cài đặt và sử dụng VPS chúng ta có 2 phương pháp: cài đặt tự động hoặc cài đặt thủ công.
Cài đặt VPS tự động
Cài đặt tự động là chúng ta cài đặt 1 phần mềm quản lý VPS tự động từ đầu đến cuối, chúng ta có thể dễ dàng thao tác, quản lý thông qua giao diện đồ hoạ hoặc dòng lệnh.
Sử dụng Control Panel: là một phần mềm quản lý VPS trực quan dạng web, ưu điểm của nó là dễ dùng nhưng nhược điểm là tốn Ram và một số mất phí. Một số Control Panel phổ biến là Zpanel, Vesta Control Panel hoặc Kloxo-MR
Sử dụng Script tự động: script tương tự như control panel nhưng giao diện qua dòng lệnh, hoàn toàn không tốn Ram và hoàn toàn miễn phí, nhược điểm của nó là bạn không được tuỳ chỉnh thoải mái như cài thủ công. Một số VPS script nổi tiếng là: HocVPS Script, VPSSIM hoặc Centmin Mod
Cài đặt VPS thủ công
Việc cài đặt VPS thủ công sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn, vì cần phải cài đặt và cấu hình cho từng service. Nhưng nó sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn, tuỳ chỉnh theo sở thích, nhu cầu và sửa lỗi nếu có.
Về cơ bản để chạy được website thì cần 1 webserver có thể là Apache, Nginx hoặc OpenLiteSpeed, cơ sở dữ liệu có thể là MySQL hoặc MariaDB, ngoài ra còn một số phần mềm bổ trợ như phpMyadmin…
Mỗi phần mềm lại có nhiều phiên bản khác nhau, do đó để có thể tương thích và tối ưu hiệu năng, chúng ta thường cài đặt chúng theo các nhóm như sau, bạn có thể chọn 1 trong các nhóm này để cài đặt cho VPS của mình.
- Cài đặt LAMP trên CentOS 8: Apache MySQL/MariaDB PHP8 PhpMyadmin
- Cài đặt LEMP trên CentOS 8: Nginx MySQL/MariaDB PHP8 PhpMyadmin
Apache thông dụng, dễ dàng config nhất là với các bạn đã quen với .htaccess. Nginx hiện đại hơn, tối ưu tốt hơn với các file tĩnh.
3. Tối ưu Server
Cùng một cầu hình, nếu biết cách tối ưu thì website của các bạn sẽ có khả năng chịu tải gấp rất nhiều lần. Do đó tối ưu Server/Website là phần không thể thiếu đối với mỗi bạn quản trị viên.
Tham khảo các loạt bài liên quan đến tối ưu VPS, website sau đây
- Hướng dẫn cài đặt Swap cho VPS Linux
- Hướng dẫn tối ưu VPS toàn tập
- Hướng dẫn sử dụng Cache cho WordPress
- Hướng dẫn sử dụng Cache cho Laravel
4. Tham khảo các bài viết khác
Ở phần này, mình sẽ liệt kê một số bài viết hướng dẫn hữu ích dành cho các bạn quản trị hệ thống.